Bài giảng hướng dẫn thực hiện động tác chào báo cáo

1.Động tác chào báo cáo

          a. Đối với người báo cáo:

          Đến trước mặt cấp trên cách từ 3-5 bước dừng lại, đứng nghiêm, làm động tác giơ tay chào. Khi cấp trên chào đáp lễ xong, bỏ tay xuống mới được báo cáo. Trong khi báo cáo vẫn giơ tay chào. Báo cáo xong nói "HẾT" bỏ tay xuống đứng nghiêm chờ chỉ thị của cấp trên.

          Cấp trên có thể nói: "ĐƯỢC" hoặc ra chỉ thị, nếu cấp trên ra chỉ thị phải nói: "RÕ" sau đó làm động tác chào trước khi rời khỏi vị trí báo cáo. Khi cấp trên chào đáp lễ xong, người báo cáo bỏ tay xuống quay về hướng định đi, trở về  tư thế đứng nghiêm rồi đi đều hoặc chạy đều về vị trí. Nếu muốn làm động tác quay đằng sau thì bước qua phải hoặc trái một bước rồi mới được quay.

          b. Đối với người nhận báo cáo:

          Khi cấp dưới chào báo cáo thì cấp trên phải đáp lễ xong bỏ tay xuống. Khi cấp dưới báo cáo xong phải nói: "ĐƯỢC" hoặc ra chỉ thị để cấp dưới biết. Trước khi rời vị trí báo cáo, cấp dưới chào thì cấp trên cũng phải chào đáp lễ.

          Nếu đang đi hoặc đang đứng phải đứng nghiêm để giơ tay chào đáp lễ lại cấp dưới.

          Nếu đang làm việc có thể ngồi kết hợp dùng lời nói để chào đáp lễ lại cấp dưới. Ví dụ "chào đồng chí"

          * Nội dung báo cáo:

          Báo cáo cấp trên không trực tiếp

          Báo cáo cấp trên trực tiếp

- Báo cáo cấp trên không trực tiếp:

+ Báo cáo cấp trên không trực tiếp khi biết chức vụ cấp trên: Khi báo cáo, người báo cáo phải tự giới thiệu họ tên, chức vụ, đơn vị (phiên hiệu cấp mình và trên một cấp) và báo cáo theo chức vụ của cấp trên; báo cáo nội dung công việc, quân số...xong phải nói "HẾT"

Ví dụ: Tôi Hồ Nguyễn Thanh- Chỉ huy phó Ban CHQS Công ty Điện lực Hưng Yên, Ban CHQS thành phố Hưng Yên báo cáo đồng chí Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh: Đơn vị đang luyện tập đội hình đội ngũ, quân số 18 đồng chí...HẾT

  + Báo cáo cấp trên không trực tiếp khi không biết chức vụ cấp trên: Khi báo cáo, người báo cáo phải tự giới thiệu họ tên, chức vụ, đơn vị (phiên hiệu cấp mình và trên một cấp) và báo cáo theo cấp bậc của cấp trên; báo cáo nội dung công việc, quân số...xong phải nói "HẾT"

Ví dụ: Tôi Hồ Nguyễn Thanh- Chỉ huy phó Ban CHQS Công ty Điện lực Hưng Yên, Ban CHQS thành phố Hưng Yên báo cáo đồng chí Đại tá: Đơn vị đang luyện tập đội hình đội ngũ, quân số 18 đồng chí...HẾT

- Báo cáo cấp trên trực tiếp:

Khi báo cáo người báo cáo không phải giới thiệu: Họ tên, chức vụ, đơn vị mà chỉ báo cáo theo chức vụ của cấp trên; báo cáo nội dung công việc, quân số...xong phải nói "HẾT"

Ví dụ: Báo cáo đồng chí Chỉ huy trưởng Ban CHQS thành phố Hưng Yên Trung đội tự vệ Công ty Điện lực Hưng Yên đang luyện tập đội hình đội ngũ, quân số 18 đồng chí...HẾT

2. Động tác chào báo cáo trong các nghi lễ

          - Khi tổ chức các nghi lễ trong Quân đội chỉ chào báo cáo trước khi tiến hành buổi lễ, khi kết thúc buổi lễ không chào báo cáo

- Nội dung báo cáo: Phải báo cáo đầy đủ như đối với cấp trên không trực tiếp. Báo cáo xong mời cấp trên chủ lễ chào cờ hoặc duyệt đội ngũ đơn vị không phải nói "HẾT"

3. Động tác chào báo cáo trong hội nghị

Chào báo cáo cả trước khi tiến hành và khi kết thúc

- Nội dung báo cáo trước khi tiến hành: Giống như báo cáo cấp trên không trực tiếp.

- Nội dung báo cáo khi kết thúc: Giống như báo cáo cấp trên trực tiếp

Những điểm cần chú ý:

          - Khi cấp trên chào đáp lễ xong, bỏ tay xuống mới được nói nội dung báo cáo

          - Cấp trên ra chỉ thị xong phải trả lời "RÕ". Nếu cấp trên nói "ĐƯỢC" thì không phải trả lời "RÕ"

Tin tức khác

TÁC HUẤN

Bài giảng hướng dẫn thực hiện động tác chào
08:43 - 30/06/2020

TÁC HUẤN

Bài giảng hướng dẫn thực hiện động tác quay tại chỗ
08:39 - 30/06/2020

TÁC HUẤN

Bài giảng hướng dẫn thực hiện động tác nghiêm nghỉ
08:29 - 30/06/2020